Có thể bạn từng bị viêm nha chu nhưng không biết là gì. Theo dõi bài viết để biết được bệnh và cách điều trị nha chu.
Viêm nha chu là gì?
Một khi nhiễm trùng nướu cấp độ nặng. Nguyên nhân là do vi khuẩn hình thành trên bề mặt răng, trong các túi bao quanh chân răng dẫn đến tình trạng viêm. Đây là bệnh mạn tính. Giai đoạn viêm nha chu sẽ tổn thương lên răng, xương. Điều trị nha chu là điều cần thiết. Trường hợp nặng làm răng nguy cơ mất răng, đau tim, đột quỵ… Phát hiện, điều trị nha chu sớm sẽ khỏi bệnh hoàn toàn.
Dấu hiệu viêm nha chu
Nướu khoẻ mạnh bình thường, biểu hiện màu sắc hồng nhạt đến hồng đậm. Nhìn vào thấy săn chắc, vừa khít ôm lấy răng. Còn những biểu hiện viêm nha chu bao gồm:
- Nướu sưng húp
- Chuyển màu đỏ tươi, đỏ sẫm hoặc thâm tím
- Chạm vào mềm, phập phồng
- Chảy máu nướu khi ăn, đánh răng hoặc xỉa răng
- Hơi thở có mùi dù làm vệ sinh thật kỹ
- Mủ giữa răng và nướu
- Ăn uống khó khăn do đau khi nhai
- Khoảng trống mới phát triển giữa răng giống như hình tam giác màu đen.
- Tụt nướu, răng lung lay, mất răng
- Có sự thay đổi trong khoảng cách giữa các răng
- Ở độ tuổi càng cao, ngoài 40 tuổi, những dấu hiệu trên càng thể hiện rõ hơn. Các tổn thương xuất hiện nhanh chóng và khó có thể phục hồi.
Phân biệt viêm nướu và viêm nha chu
Viêm nướu
Viêm nướu không tổn thương đến mô xung quanh răng và xương. Nguyên nhân của viêm nướu 90% do vi khuẩn từ mảng bám tích tụ lâu ngày trên bề mặt răng mà không điều trị kịp thời. Dấu hiệu có thể nhận biết: nướu chuyển màu đỏ, sưng tấy, chảy máu răng. Viêm nướu không được điều trị sẽ trở thành viêm nha chu.
Viêm nha chu
Trường hợp viêm nha chu sẽ hình thành các túi quanh chân răng, nướu và xương tiêu đi. Vi khuẩn từ mảng bám lâu ngày tấn công vào các túi quanh chân răng. Điều này dẫn đến một phản ứng miễn dịch, liên quan đến việc giải phóng độc tố và viêm nhiễm, khiến xương và các mô liên kết neo giữ răng bắt đầu bị phá vỡ. Dần dần răng bị lung lay. Trường hợp nặng nhất dẫn đến mất răng.
Nguyên nhân viêm nha chu là gì?
- Mảng bám từ đồ ăn còn bám lại trong khoang miệng là nguyên nhân chính dẫn đến viêm nha chu
- Cao răng không được loại bỏ cũng chứa nhiều vi khuẩn. Lâu ngày gây tổn thương trực tiếp lên răng, nướu
- Viêm nướu là tình trạng kích ứng. Nếu không điều trị kịp thời, đúng cách sẽ tiến triển thành viêm nha chu.
- Kích ứng và sưng nướu làm hình thành các túi sâu giữa nướu và răng. Nhiễm trùng nặng sẽ ảnh hưởng đến mô, xương, cuối cùng dẫn đến mất răng. Không chỉ làm hại sức khỏe răng miệng, mà còn đánh thẳng vào hệ miễn dịch.
- Các yếu tố nguy cơ gây bệnh nha chu
- Viêm nướu/ viêm lợi
- Chăm sóc, vệ sinh răng miệng kém hoặc chưa đúng cách
- Thói quen hút thuốc lá/ thuốc lá điện tử
- Thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn mang thai, mãn kinh
- Nghiệm ma tuý, cần ca….
- Thiếu hụt vitamin C, dinh dưỡng kém
- Một số ít trường hợp do di truyền
- Tác dụng phụ của thuốc điều trị
- Mắc các bệnh làm suy giảm khả năng miễn dịch như: HIV/AIDS, bệnh bạch cầu, trong giai đoạn điều trị ung thư…
- Bệnh nhân tiểu đường, viêm khớp, bệnh Crohn…
Bệnh nha chu có nguy hiểm không?
Thử tưởng tượng cấu trúc răng bị phá huỷ. Khiến răng lung lay, có thể rụng đi mất. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ, lực ăn nhai, hệ tiêu hoá, đau đầu, stress. Thì bệnh có nguy hiểm không? Chính vì vậy điều trị nha chu nên được ưu tiên hàng đầu khi vừa phát hiện bệnh.
Chưa hết, vi khuẩn gây viêm nha chu có thể xâm nhập vào máu. Bệnh còn liên quan đến bệnh về hô hấp, động mạch vành, viêm khớp dạng thấp. Là nguyên nhân dẫn đến mẹ bầu sinh non, nhẹ cân. Khó kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường.
Viêm nha chu có lây không?
Câu trả lời là có. Lây nhiễm qua đường nước bọt khi uống chung ly, ăn chung bát, hôn nhau, dùng chung bàn chải đánh răng.
Chẩn đoán bệnh nha chu
Khám lâm sàng
Bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe răng miệng thông qua thăm khám trực tiếp. Qua thăm khám lâm sàng có thể đánh giá được tình trạng nướu, cấu trúc nâng đỡ răng.
Ngoài ra có một đầu dò nha chu được thực hiện đo ở nhiều vị trí khác nhau. Vị trí khỏe mạnh có độ sâu thăm dò là 3mm hoặc ít hơn. Ở những nơi có viêm nha chu, độ sâu là 4mm hoặc hơn. Từ đó mới chẩn đoán chính xác tình trạng và lên kế hoạch điều trị nha chu.
Chụp X-quang
Sau thăm khám tại nha khoa, khách hàng được yêu cầu chụp X - Quang. Phương pháp cận lâm sàng này thể hệ rõ mức độ, chất lượng của xương. Xem xét tình trạng tiêu xương có đang diễn ra hay không.
Xét nghiệm vi sinh
Tìm kiếm vi khuẩn có hại thông qua xét nghiệm:
- Prevotella trung gian
- porphyromonas nướu
- Aggregatibacter xạ khuẩn
- Treponema denticola
Chẩn đoán dựa trên giai đoạn và cấp độ bệnh
Điều trị nha chu dựa trên 4 giai đoạn và 3 cấp độ. Mỗi trường hợp, thời điểm sẽ có 1 phác đồ điều trị nha chu khác nhau.
Viêm nha chu có chữa được không?
Do là bệnh mãn tính nên điều trị nha chu không thể chữa khỏi. Nhưng có thể hoàn toàn kiểm soát được bệnh.
Phương pháp điều trị viêm nha chu
Điều trị khẩn cấp
Một khi khối áp xe xuất hiện. Biểu hiện nóng, đau, sưng đỏ niêm mạc. Lúc này bạn được bác sĩ chỉ định kháng sinh, kháng viêm làm giảm triệu chứng tạm thời. Tất nhiên bệnh sẽ tái phát theo chu kỳ.
Điều trị không phẫu thuật
- Dùng kháng sinh: uống thuốc để chống nhiễm trùng. Một số trường hợp được đặt kháng sinh dưới nướu
- Cạo vôi làm sạch gốc răng: làm sạch sâu, có thể 2-3 lần. Bạn sẽ được gây tê để không cảm giác khó chịu.
Điều trị phẫu thuật
- Phẫu thuật vạt: loại bỏ vùng chân răng bị viêm
- Ghép xương răng: trường hợp bị tiêu xương sẽ được ghép xương.
- Ghép nướu: viêm nha chu làm tụt nướu, lộ chân răng. Để khắc phục, nha sĩ sẽ ghép nướu để phục hình phủ chân răng bị lộ, giảm nguy cơ tụt nướu nghiêm trọng hơn.
- Tái tạo mô mới, kích thích xương phát triển
- Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)
Điều trị duy trì
Thăm khám định kỳ mỗi 6 tháng/ lần kể cả khi đã kiểm soát được bệnh.
Cách chữa viêm nha chu răng tại nhà
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, dùng kem đánh răng thành phần chứa fluor
- Thường xuyên thay bàn chải mỗi 3 tháng, hoặc ngay khi bị xơ, bị sờn
- Không dùng chung bàn chải với người khác
- Ngoài ra, tăng cường vệ sinh với chỉ nha khoa, bàn chải kẽ, máy tăm nước, nướu súc miệng chuyên dùng
- Bỏ thuốc lá
- Hạn chế uống rượu, bia
- Bổ sung nhiều rau, củ, quả tươi
- Thăm khám răng định kỳ mỗi 6 tháng/ lần
- Uống 1,5 - 2 lít nước hằng ngày
- Cần kiểm soát tốt đường huyết trong máu
Cách phòng ngừa viêm nha chu
- Hình thành và duy trì thói quen chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt
- Khám răng định kỳ mỗi 6 tháng/ lần. Với người có vôi răng nhiều thì 3 tháng
Nghi bị viêm nha chu: Khi nào cần gặp nha sĩ điều trị nha chu?
- Nếu thuộc các trường hợp sau đây, bạn cần đến gặp nha sĩ để điều trị nha chu:
- Khi đánh răng, ăn uống bị chảy máu nướu
- Nướu sưng đỏ, đau
- Hơi thở có mùi
- Răng lung lay
Sau đây là những thông tin cần thiết về “ĐIỀU TRỊ NHA CHU: DẤU HIỆU, NGUYÊN NHÂN VÀ PHÒNG NGỪA“. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết của nha khoa Đức Nguyên. Để tìm hiểu rõ hơn, hoặc đặt lịch hẹn với nha khoa, có thể gọi vào hotline 0908 71 36 39 - 092 57 38 38, hoặc để lại tin nhắn tại ĐÂY.
Nha khoa Đức Nguyên - Nụ cười mới, cuộc sống mới
10 Tùng Thiện Vương,Phường 11,Quận 8
0908 71 36 39
nhakhoaducnguyen.com