Một hàm răng tháo lắp sẽ có cấu tạo gồm mấy phần? Sử dụng như thế nào mới là đúng? Hãy cùng nha khoa Đức Nguyên tìm hiểu trong bài viết dưới đây để biết được câu trả lời nhé!
1. Cấu tạo răng tháo lắp
Phục hình răng tháo lắp là giải pháp giúp khắc phục tình trạng mất một hay nhiều răng, thậm chí mất răng toàn hàm nhưng không muốn mài răng hay cấy ghép Implant.
Răng tháo lắp được cấu tạo gồm 2 phần là khung hàm (nền hàm) và răng giả. Nền hàm thường được sử dụng chất liệu từ nhựa nha khoa và được thiết kế vừa khít khung hàm thật để nâng đỡ và tạo hình khung răng. Các răng giả phía trên được làm từ nhựa hoặc sứ, gắn liền với nền hàm thành một thể thống nhất.
2. Những loại răng tháo lắp hiện nay
Có các loại răng tháo lắp (hàm tháo lắp) phổ biến nhất hiện nay, gồm: răng tháo lắp nhựa dẻo, răng tháo lắp bằng khung kim loại và răng tháo lắp trên trụ Implant.
Răng tháo lắp nhựa dẻo
Phần nền hàm được làm từ nhựa dẻo và phía trên được gắn các răng nhựa hoặc răng sứ. Loại hàm này thường được chỉ định cho các trường hợp mất nhiều răng liên tiếp hoặc mất răng toàn hàm.
Răng tháo lắp bằng khung kim loại
Răng tháo lắp khung kim loại cũng giống như răng tháo lắp bằng nhựa dẻo. Tuy nhiên đối với loại hàm này các răng giả trên nền nhựa sẽ được kết hợp thêm một khung kim loại nữa. Khung kim loại này thường cấu tạo từ hợp kim Cr-Co, Ni-Cr hoặc hợp chất Titanium (sử dụng phổ biến nhất) hoàn toàn lành tính với người đeo.
Răng tháo lắp trên Implant
Các bác sĩ sẽ đặt 4 - 6 trụ Implant vào trong xương hàm, sau đó phục hình răng tháo lắp lên trên. Trụ Implant đóng vai trò như chân răng thật, giúp quá trình ăn nhai cứng chắc hơn.
3. Ưu điểm của răng tháo lắp
Phương pháp phục hình răng tháo lắp có những ưu điểm vượt trội sau đây:
- Tiết kiệm chi phí: Đây là phương pháp phục hình răng mất tiết kiệm chi phí nhất hiện nay, phù hợp với những Cô/ Chú bị mất răng nhưng điều kiện kinh tế không quá cao.
- Ăn nhai như thật: Răng tháo lắp được chế tác khít sát với cung hàm, đảm bảo khôi phục chức năng ăn nhai như răng thật và thẩm mỹ tự nhiên. Giúp Cô/ Chú tự tin hơn với hàm răng mới.
- Phù hợp với mọi tình trạng mất răng: Răng giả tháo lắp có thể khắc phục mọi tình trạng mất răng, kể cả những trường hợp bị bệnh lý như: tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao,...
4. Những lưu ý khi sử dụng răng tháo lắp
Để duy trì tuổi thọ lâu dài cho răng tháo lắp, Cô/ Chú cần lưu ý các điểm sau đây:
- Cần vệ sinh răng miệng và hàm tháo lắp tối thiểu 2 lần/ ngày. Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm, tránh sử dụng các chất tẩy rửa quá mạnh để vệ sinh hàm.
- Trước khi đi ngủ, cần phải tháo răng tháo lắp ra và ngâm trong dung dịch muối loãng. Không ngâm trong nước nóng hoặc các dung dịch có nhiệt độ cao, sẽ gây biến dạng răng tháo lắp.
- Không đặt răng tháo lắp gần những nơi có nhiệt độ cao.
- Hạn chế ăn các thực phẩm quá cứng hoặc quá dai, có thể khiến cho răng tháo lắp bị lỏng lẻo.
- Thăm khám răng miệng định kỳ mỗi 6 tháng/ lần để bác sĩ kiểm tra răng tháo lắp. Đồng thời, đưa ra các biện pháp điều trị kịp thời nếu như có bất kỳ vấn đề nào xảy ra.
Phục hình răng tháo lắp là giải pháp tuyệt vời cho các Cô/ Chú bị mất răng và muốn tìm lại cảm giác ăn nhai ngon miệng. Cô/ Chú nhắn ngay tình trạng mất răng để được bác sĩ nha khoa Đức Nguyên tư vấn nhé!